Bệnh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày mà trẻ nhỏ thường gặp ít nhất 1 lần. Tiêu chảy là bệnh tiêu hóa phổ biến nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ cũng như tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đằng sau.
Hiểu được nỗi lo đó, trong bài viết hôm nay CCVG Pharma sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và hướng dẫn cách chăm sóc bé bị tiêu chảy đúng cách.
Nguyên nhân gây nên tiêu chảy ở trẻ
Nhiễm rotavirus
Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp, chủ yếu ở trẻ dưới 3 tuổi và tập trung nhiều nhất là trẻ từ 7–24 tháng tuổi. Trẻ bị tiêu chảy thường có biểu hiện như nôn, sốt, đi ngoài nhiều lần trong ngày nên dễ bị mất nước và phải nhập viện điều trị.
Nhiễm khuẩn đường ruột
Khi bạn ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, ăn rau sống, gỏi, đồ tái…sẽ khiến các mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Ngộ độc thực phẩm
Một nguyên nhân nữa gây nên tiêu chảy đó là sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại. Khi bị ngộ độc thực phẩm bạn sẽ bị những triệu chứng như đau bụng, đi ngoài dữ dội kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao…
Do thuốc kháng sinh
Khi trẻ em sử dụng kháng sinh nó không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà làm chết cả các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây loạn khuẩn ruột, tiêu chảy.
Vệ sinh kém
Trong quá trình vui chơi, trẻ em khó tránh khỏi với việc tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn, virus bám vào tay chân, cơ thể. Khi không vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn gây nên tiêu chảy ở trẻ em.
Những biểu hiện nhận biết trẻ bị tiêu chảy
Những dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết tiêu chảy để điều trị kịp thời:
- Trẻ đột ngột đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Tính chất phân lỏng màu vàng, mùi hôi tanh, có thể kèm máu hay thức ăn không tiêu.
- Đi kèm tiêu chảy, trẻ có thể bị nôn hoặc buồn nôn làm trẻ mệt mỏi, ăn kém và mất nước.
- Khát nước, mắt trũng, miệng lưỡi khô, dấu véo da mất chậm… do tình trạng tiêu chảy mất nước.
- Bị sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi có thể co giật.
- Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc, nhát chơi, thậm chí có một vài trường hợp hôn mê li bì khi bị tiêu chảy.
Tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
Tiêu chảy là bệnh thông thường mà hầu hết đứa trẻ nào cũng đã từng trải qua một lần nhưng không đơn giản như chúng ta nghĩ. Tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ nhỏ, trung bình 3 – 5 triệu trẻ/năm và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm đằng sau.
Tình trạng mất nước nghiêm trọng
Một trong những biến chứng phổ biến và cũng rất nguy hiểm của trẻ bị tiêu chảy là mất nước do không được bù đủ lượng nước bị mất đi qua phân tiêu chảy:
Mất nước ở trẻ có 3 mức độ:
- Không mất nước: Tình trạng trẻ bình thường, uống nước bình thường, không khát nước.
- Mất nước từ nhẹ đến trung bình: Trẻ bị khó chịu, vật vã, mắt trũng, khát nước và háo uống nước, nếp véo da mất chậm.
- Mất nước nặng: Trẻ sẽ có dấu hiệu ngủ li bì hoặc hôn mê, mắt trũng sâu, khát nước nhưng không thể uống hoặc uống kém, nếp véo da mất rất chậm (>2 giây).
Rối loạn điện giải
Rối loạn điện giải là biến chứng do phân của bé bị tiêu chảy chứa lượng lớn natri, kali, clo, bicarbonat… Bao gồm:
- Hạ kali máu: ở mức độ nhẹ nó sẽ làm trẻ bị trướng bụng, liệt ruột… nếu tình trạng nặng có thể gây yếu liệt chi, liệt cơ hô hấp, rối loạn nhịp tim nguy hiểm tới tính mạng.
- Hạ natri máu: là biến chứng do mất natri qua phân hoặc dịch nôn của trẻ có thể gây nên hậu quả phù não ở trẻ. Khi hạ natri máu nặng trẻ có thể bị hôn mê, co giật .
- Nhiễm toan chuyển hóa: Do mất ion bicarbonat qua phân hoặc dịch nôn dẫn tới khó thở, rối loạn nhịp thở, rối loạn ý thức.
Suy thận cấp
Khi bé bị tiêu chảy, cơ thể không được bù nước kịp thời sẽ làm trẻ kiệt nước dẫn đến thận thiếu nước, không thể đào thải. Nếu tình trạng kéo dài có thể trở thành suy thận thực thể, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của thận.
Suy dinh dưỡng
Khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng bởi trong quá trình bị tiêu chảy, trẻ thường ăn kém biếng ăn kết hợp với việc kiêng khem quá mức của cha mẹ. Hơn nữa do bị tiêu chảy nên cũng khiến niêm mạc đường tiêu hóa của trẻ bị tổn thương làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh kèm theo
Do bị tiêu chảy nên sức đề kháng của bé sẽ yếu đi, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, tạo cơ hội cho các vi sinh vật xâm nhập gây bệnh.
Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài thường mắc các bệnh nhiễm trùng phối hợp như viêm tai giữa, viêm amidan mạn tính hay nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi….
Tử vong
Đây là kết cục xấu nhất có thể gặp khi trẻ bị tiêu chảy nhất là ở trẻ sơ sinh. Tình trạng mất nước nặng gây sốc trụy mạch, hoặc độc tố vi khuẩn gây nhiễm trùng nhiễm độc, rối loạn điện giải mức độ nặng… có thể gây tử vong.
Trẻ bị tiêu chảy phải làm cách nào?
Khi trẻ bị tình trạng tiêu chảy cần được chăm sóc đúng cách để giả nhanh các triệu chứng.
Bù nước
Đối với trẻ em bị tiêu chảy thường bị mất nước nghiêm trọng nên việc bù nước là việc làm quan trọng nhất. Bạn có thể cho trẻ uống chậm một số dung dịch bù nước như dung dịch oresol, nước muối đường, nước dừa muối, nước cháo muối…
Chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ
Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ vẫn cho bé ăn uống bình thường để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường thể lực, phục hồi tổn thương niêm mạc ruột.
Nếu trẻ còn đang bú thì vẫn cho bú bình thường, có thể tăng số lần bú hay sử dụng sữa ngoài nhưng pha với nồng độ và liều lượng loãng hơn bình thường.
Nên cho bé ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm loãng như cháo, các thức ăn cần được nấu kỹ. Hạn chế ăn rau, uống nước ngọt, cam vắt…
Sử dụng Kmarchil – Giảm nhanh triệu chứng tiêu chảy
Bên cạnh cấp nước, ăn uống hợp lý thì cha mẹ có thể cho bé sử dụng thêm Kmarchil – một sản phẩm được phân phối bởi CCVG Pharma được bào chế từ các dược liệu tự nhiên như Mộc hương, Bạch truật, Củ nâu, Bông mã đề, Cam thảo…có tác dụng:
- Làm giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tăng cường chức năng tiêu hóa.
- Cầm nhanh cơn tiêu chảy, bảo vệ sức khỏe đường ruột, cân bằng vi sinh đường ruột giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
- Chấm dứt tình trạng đầy bụng, chán ăn. Từ đó trẻ hấp thu dưỡng chất tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
Kmarchil được bào chế dưới dạng siro nên rất dễ sử dụng. Một giải pháp an toàn, làm giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy cho bé mà bạn nên có trong tủ thuốc nhà mình.
Một số cách phòng tránh bé bị tiêu chảy cha mẹ cần biết
Phòng bệnh hơn chữa bệnh đó là điều mà các bác sĩ luôn khuyến cáo chính vì vậy cha mẹ cần lưu ý những điều sau để phòng trẻ bị tiêu chảy:
- Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để tăng cường khả năng miễn dịch cho con. Không nên cho trẻ ăn quá sớm, chỉ nên ăn dặm khi trẻ được 4-5 tháng tuổi.
- Sử dụng nước sạch trong ăn uống và thực hiện ăn chín uống sôi.
- Vệ sinh sạch sẽ, rửa tay với xà phòng và nước sạch. Nên rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn hay cho trẻ ăn và sau khi thay tã, làm vệ sinh cho trẻ, sau khi đi vệ sinh.
- Tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi vì nó làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Xem thêm: Bị rối loạn tiêu hóa phải làm thế nào?
Có thể nhận thấy, tiêu chảy là bệnh lý khá nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm nếu khi cha mẹ không điều trị kịp thời. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các phụ huynh có thêm những kiến thức để nhận biết được những thay đổi bất thường trong cơ thể của con để từ đó có cách điều trị hiệu quả.
Nếu phụ huynh quan tâm đến sản phẩm Kmarchil thì hiện tại đang có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc hoặc liên hệ trực tiếp cho CCVG Pharma theo Hotline: 0968000564 để được tư vấn hỗ trợ mua hàng.
Bài viết liên quan
Cây chè dây: Dược liệu quý chữa các bệnh về dạ dày
Tóm tắt nội dungNguyên nhân gây nên tiêu chảy ở trẻNhiễm rotavirusNhiễm khuẩn đường ruộtNgộ [...]
Bị rối loạn tiêu hóa phải làm thế nào?
Tóm tắt nội dungNguyên nhân gây nên tiêu chảy ở trẻNhiễm rotavirusNhiễm khuẩn đường ruộtNgộ [...]
Giải đáp một số câu hỏi về bệnh tiểu đường tuýp 2
Tóm tắt nội dungNguyên nhân gây nên tiêu chảy ở trẻNhiễm rotavirusNhiễm khuẩn đường ruộtNgộ [...]